---- cài thẻ Tìm hiểu về sáo dọc Recorder – Nhạc cụ giáo dục phổ biến - Thiết bị đoàn đội

Tìm hiểu về sáo dọc Recorder – Nhạc cụ giáo dục phổ biến

sáo dọc Recorder

Ở nhiều trường học hiện nay ngoài dạy cho trẻ kiến thức về văn hóa nhiều trường đang dần chú trọng hơn về việc tạo một môi trường thoải mái để trẻ có thể phát triển năng khiếu. Sử dụng nhạc cụ giáo dục đang dần trở nên phổ biến hơn, sáo dọc Recorder được biết đến là loại nhạc cụ dễ chơi hàng đầu cho các bạn nhỏ. Các quý phụ huynh hãy cùng Thiết Bị Đoàn Đội tìm hiểu thêm về sáo dọc Recorder trong bài viết dưới đây nhé!

 

1. Nhạc cụ sáo dọc Recorder là gì?

Sáo Recorder là nhạc cụ, không phải đồ chơi
Sáo Recorder là nhạc cụ, không phải đồ chơi

 

Trong các loại nhạc cụ bộ hơi nó được biết đến là một trong số những loại sáo dễ thổi và dễ kêu thành tiếng nhất, chúng có nguồn gốc từ Châu Âu và suất hiện trong nền âm nhạc Châu Âu. Chúng nhanh chóng trở thành nhạc cụ phổ biến bởi với thiết kế của nó có bạn thể tạo ra âm thanh mà không cần sử dụng kĩ thuật phức tạo như các loại sáo trúc, sáo ngang. 

Miệng thổi của Recorder có cấu tạo nằm dọc theo cây sáo vì thế nên khi bạn thổi nó bạn chỉ cần ngậm vào và thổi nhẹ là sáo sẽ phát ra tiếng kêu. Kể cả khi bạn không tiếp xúc và sử dụng sáo bao giờ bạn cũng có thể sử dụng được chúng, đó là lý do tại sao loại nhạc cụ này rất phù hợp với trẻ nhỏ. 

Xem thêm: Sáo Recorder là nhạc cụ, không phải đồ chơi

Sáo có cấu tạo lỗ bấm đủ 3 quãng với đầy đủ nốt thăng giáng nên bạn có thể sử dụng chúng để chơi mọi bài hát, nhược điểm duy nhất là âm thanh của nó hơi cao nên không vang và da diết như các loại sáo khác.

2. Sáo dọc Recorder có cấu tạo như nào?

Cấu tạo của sáo dọc Recorder
Cấu tạo của sáo dọc Recorder

Sáo dọc Recorder là một loại nhạc cụ không phải đồ chơi do đó cấu tạo của sáo vẫn cần phải tuân theo một quy chuẩn về nhạc lý 

  • Về chất liệu: Recorder thường được làm từ các loại gỗ như gỗ hồng đào, gỗ dẻ cười hoặc sử dụng các loại gỗ bách xanh. Có các phiên bản modern của sáo được sử dụng nhựa chất lượng cao khi sử dụng sẽ không bị thấm nước và bị đọng hơi gây mốc
  • Bộ phận: Cấu tạo sáo có cấu tạo gồm đỉnh, thân và đuôi. Đỉnh sáo thường chứa lỗ thổi và lỗ điều chỉnh, phần thân của nó lại có nhiều lỗ nhỏ để có thể tạo nên các nốt nhạc khác nhau. 

Sáo Recorder được sử dụng trong nhiều tác phẩm nổi tiếng và vươn mình trở nên phổ biến hơn trong thời hiện đại. Trong nhạc lý căn bản người ta cũng bắt đầu nhận thấy sự xuất hiện của sáo Recorder phổ biến hơn.

Xem thêm: Địa chỉ bán kèn Trumpet nghi thức đội

3. Cách chơi sáo Recorder 

  • Kỹ thuật chơi: Người chơi sáo thường sử dụng kỹ thuật thổi không khí vào phần đỉnh sáo và điều chỉnh lỗ nhỏ trên thân để có thể tạo ra các nốt nhạc khác nhau
  • Âm thanh của sáo: Sáo dọc khi chơi sẽ phát ra một âm thanh trong trẻo và mạnh mẽ, điều này giúp cho nó trở thành lựa chọn phổ biến cho cả người mới học nhạc và những nghệ sĩ chuyên nghiệp 

4. Phân loại các loại sáo Recorder

 Sáo dọc được phân thành 6 loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cả kích thước, dải nốt nhạc và vai trò của nó trong ensemble để thuận tiện hơn cho người chơi cũng như đa dạng hóa âm thanh trong các bản nhạc cổ điển và ensemble hiện đại. 

  • Soprano Recorder 

Kích thước: Được biết đến là loại sáo Recorder nhỏ và được dùng phổ biến nhất 

Dải nốt nhạc: Cung cấp dải nốt nhạc từ C4 đến G7 

Vai trò: Chúng thường được sử dụng trong âm nhạc giáo dục và trong các bản nhạc truyền thống 

  • Alto Recorder:

Kích Thước: Lớn hơn so với soprano, alto Recorder mang lại âm thanh ấm hơn.

Dải Nốt Nhạc: Dải nốt nhạc từ F3 đến E6.

Vai Trò: Thường được sử dụng trong các ensemble và tạo ra âm thanh đặc trưng cho nhạc cổ điển.

  • Tenor Recorder:

Kích Thước: Tenor Recorder lớn hơn so với alto và sản xuất âm thanh thấp hơn.

Dải Nốt Nhạc: Dải nốt nhạc từ C3 đến D6.

Vai Trò: Thường được sử dụng trong các bản nhạc cổ điển và là một phần quan trọng trong các ensemble Recorder.

  • Bass Recorder:

Kích Thước: Bass Recorder là loại lớn nhất trong dòng Recorder.

Dải Nốt Nhạc: Dải nốt nhạc từ F2 đến C6.

Vai Trò: Tạo ra âm thanh mạnh mẽ và thường được sử dụng để thể hiện các phần bass trong ensemble Recorder.

  • Sopranino Recorder:

Kích Thước: Nhỏ hơn soprano, sopranino Recorder tạo ra âm thanh cao và tinh tế.

Dải Nốt Nhạc: Dải nốt nhạc từ F4 đến C7.

Vai Trò: Thường được sử dụng cho các phần nhạc cao trong ensemble hoặc để thể hiện các phần solo.

Xem thêm: Đàn Piano Cơ Bền Bỉ Đến Mức Nào? Tìm Hiểu thêm Về Độ Bền và Chất Lượng

  • Contrabass Recorder:

Kích Thước: Là loại lớn nhất trong gia đình Recorder, contrabass Recorder tạo ra âm thanh thấp và mạnh mẽ.

Dải Nốt Nhạc: Dải nốt nhạc từ C2 đến G5.

Vai Trò: Thường được sử dụng để hỗ trợ phần bass mạnh mẽ trong các ensemble Recorder lớn.

Với ưu điểm dễ sử dụng sáo Recorder được ưu tiên hơn vào việc giảng dạy âm nhạc cho học sinh. Bên cạnh đó giá thành của nó cũng khá rẻ nên dễ tiếp cận với các bạn học sinh và phụ huynh hơn. Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu tạo cách sử dụng cũng như ưu điểm của sáo Recorder mà Thiết Bị Đoàn Đội mang đến cho bạn, mong rằng với thông tin này sẽ giúp ích cho bạn hơn về việc tìm hiểu các loại nhạc cụ cũng như sáo dọc Recorde.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button
Contact Me on Zalo