---- cài thẻ Tìm hiểu về đặc điểm, kích thước và ý nghĩa của ngũ sắc tinh kỳ

Tìm hiểu về đặc điểm, kích thước và ý nghĩa của ngũ sắc tinh kỳ

Cờ ngũ sắc có ý nghĩa vô cùng quan trọng

 

Không ai biết các loại ngũ sắc tinh kỳ, cờ thần, cờ lễ hội xuất hiện từ lúc nào nhưng hiện nay, đây là hình ảnh không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động tâm linh, văn hoá, lễ hội của người dân Việt Nam. Vậy cụ thể ngũ sắc tinh kỳ có những đặc điểm gì đặc biệt, cùng Thiết bị đoàn đội tìm hiểu thông qua bài viết của ngày hôm nay nhé!

Kích thước phổ biến của lá cờ ngũ sắc
Ngũ sắc tinh kỳ có những đặc điểm gì đặc biệt

Tổng quan về ngũ sắc tinh kỳ

Thông thường các nơi như đình, chùa, đền, miếu hay nhà thờ họ hoặc những nơi tổ chức lễ hội thường có sự xuất hiện của các lá cờ ngũ sắc với nhiều kích thước khác nhau. Những lá cờ ngũ sắc tung bay làm tôn lên vẻ trang nghiêm linh thiêng của không gian đền chùa và tế lễ.

Người ta không rõ cờ ngũ sắc bắt đầu xuất hiện trong văn hoá người Việt từ khi nào nhưng trong các nghiên cứu về văn hoá cổ hay các câu chuyện dân gian từ xưa thì người ta đã phát hiện cờ ngũ sắc có trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Như vậy, ngũ sắc tinh kỳ đã được ông cha ta sử dụng trong quá trình đấu tranh giữ nước, sinh hoạt văn hoá tâm linh, tổ chức lễ hội hay một số hoạt động khác có liên quan.

Ngũ sắc tinh kỳ còn được người dân gọi là cờ thần, cờ lễ hội, thiết kế theo thuyết Âm dương – Ngũ hành,  với 5 màu sắc khác nhau bào gồm trắng, xanh lục, xanh lam, đỏ, vàng tượng trưng cho các hành khí: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.

Đôi nét về Âm dương – Ngũ hành trong ngũ sắc tinh kỳ

Âm Dương là các mặt đối lập nhau của một thực thể, ví dụ như sáng – tối, cao – thấp, đực – cái,… mặc dù đối lập nhưng chúng lại luôn thống nhất và thường dựa vào nhau để phát triển, trong Âm có dương, trong Dương có Âm không thể tách biệt.

Cụ thể, mọi vật đều phát triển theo sự tiến hoá của Âm Dương, cái này tăng thì cái kia giảm, một vật thể được sinh ra sẽ có một vật thể mất đi để trạng thái cân bằng của Âm Dương luôn được đảm bảo.

Đôi nét về Âm dương – Ngũ hành trong ngũ sắc tinh kỳ

Đối với Ngũ hành, người xưa đã quan niệm 5 hành khí đầu tiên bao gồm Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ để tạo ra thế giới vật chất. Ngũ hành được vận động theo luật Tương Sinh – Tương Khắc. Trong đó Tương Sinh tức là cái này nuôi dưỡng, thúc đẩy cái kia, tạo điều kiện cho cái kia sinh sôi và phát triển. Ngược lại Tương Khắc có nghĩa là cái này hạn chế, kìm hãm hay triệt tiêu sự phát triển của cái kia. 

Ngũ sắc khi phối với ngũ hành chúng ta có mộc màu xanh là cây, hoả màu đỏ, thổ màu vàng, kim màu trắng, thuỷ màu đen.

>>>Xem thêm: Cờ nghi lễ

Bố cục và các màu của ngũ sắc tinh kỳ

Ngũ sắc tinh kỳ thường lấy màu trung tâm làm màu chủ đạo và chi phối 4 dải màu tiếp theo theo quan hệ ngũ hành tương sinh. Thông thường ngoài cùng sẽ là màu đỏ và được may theo hình ngọn lửa, biểu tượng cho sự vĩnh cửu và sức sống trường tồn.

Cụ thể, căn cứ vào màu nền trung tâm mà các màu ở các lớp tiếp theo sẽ có sự thay đổi. Nền giữa người ta thường làm từ nhiều màu sắc khác nhau như màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và trắng, riêng điểm chung đều có viền ngoài màu đỏ.

Cờ ngũ sắc dòng học
Bố cục và các màu của ngũ sắc tinh kỳ

Trong dân gian có rất nhiều quan điểm khác nhau về màu sắc trung tâm của cờ ngũ sắc, tuy nhiên hiện nay tuỳ vào nét văn hoá, không gian sử dụng hay dịp lễ têt mà người ta sẽ có những màu sắc riêng.

Kích thước của ngũ sắc tinh kỳ

Kích thước của cờ ngũ sắc cũng rất đa dạng, nhiều chủng loại bởi mỗi kích thước sẽ phù hợp với mỗi không gian hay mục đích sử dụng khác nhau.

Trong đó một số loại cờ thông dụng như cờ đại, cờ to hay cờ tiểu,…Tuỳ theo quy mô của từng lễ hội mà ban tổ chức sẽ thiết kế kích thước cờ ngũ sắc sao cho phù hợp.

Thường người ta sẽ lấy số đo của một cạnh hình vuông có tổng của các chữ số lẻ, bởi số lẻ là cơ số, số dương, số động biểu thị cho sự phát triển không ngừng.

Ngoài cờ ngũ sắc theo hình vuông quen thuộc, người ta còn sử dụng cơ ngũ sắc dạng hình tam giác và loại cờ ngày thường được dùng để cắm.

Phân biệt ngũ sắc tinh kỳ và cờ Phật giáo

Bán cờ ngũ sắc đạt tiêu chuẩn tại Đăng Khoa
Phân biệt ngũ sắc tinh kỳ và cờ Phật giáo

Cờ ngũ sắc và cờ Phật giáo là hai loại cờ khác nhau nhưng nhiều người lại thường nhầm lẫn. Cờ Phật giáo được sử dụng trong các không gian sinh hoạt tâm linh chùa chiền liên quan đến tín ngưỡng Phật giáo. Cờ Phật giáo cũng có 5 màu nhưng bố cục và ý nghĩa của các màu trên cờ hoàn toàn khác với cờ ngũ sắc truyền thống. Chính vì thế bạn cần lưu ý để phân biệt cờ ngũ sắc với cờ Phật giáo.

>>>Xem thêm: Cờ giấy cầm tay và địa chỉ uy tín bậc nhất hiện nay cung cấp loại cờ này

Trên đây là một số thông tin chi tiết về ngũ sắc tinh kỳ mà Thiết bị Đoàn đội muốn giới thiệu đến bạn. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và thú vị khác thông qua các bài viết tiếp theo trên trang chủ của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button
Contact Me on Zalo